Trong các trang trại chăn nuôi gia cầm hay các dịch vụ cung cấp con giống được nở từ trứng thì việc cố gắng tạo ra các lò, các hình thức ấp trứng để đạt được năng suất cao nhất luôn là mục tiêu hàng đầu.

Có hai hình thức ấp trứng chính là: tự nhiên và nhân tạo. Tuy nhiên, hình thức ấp trứng tự nhiên thì chi phí quá cao và không hiệu quả trong kinh doanh. Vậy nên, hình thức ấp trứng nhân tạo sẽ là lựa chọn thông minh nếu muốn có được năng suất cao. Các máy ấp trứng, lò ấp trứng lần lượt được ra đời, từ thô sơ cho đến tiên tiến. Tuy nhiên, vẫn đang tồn đọng một nhược điểm khá lớn cho các khu ấp trứng quy mô công nghiệp đó là: việc điều khiển và giám sát quá vất vả dẫn đến tình trạng khó kiểm soát, chi phí nhân công cao, hiệu suất đạt nhưng chưa tối ưu.

Vậy, giải pháp dành cho các khu ấp trứng quy mô lớn này là gì? Chúng tôi sẽ cùng bạn thực hiện nó nhưng trước hết chúng ta cùng tìm hiểu một vài thông tin quan trọng trong việc ấp trứng.

Các tham số ảnh hưởng tới việc ấp trứng

Loại trứng Thời gian ấp Nhiệt độ (oC) Độ ẩm (%) Ngày ngừng đảo Độ ẩm 3 ngày cuối (%)
21 ngày 37.4 – 37.8 55-65 Ngày 18 60 – 70
Vịt 28 ngày 37.4 – 37.8 55-65 Ngày 25 60 – 70
Ngan 35-37 ngày 37.3 – 37.8 55-65 Ngày 31 60 – 70
Ngỗng 28-34 ngày 37.3 – 37.8 55-65 Ngày 25 60 – 70
Gà lôi 23-28 ngày 37.4 – 37.8 55-65 Ngày 21 60 – 70
Chim công 28-30 ngày 37.3 – 37.7 55-65 Ngày 25 60 – 70
Chim cút 17 ngày 37.3 – 37.5 55-65 Ngày 15 60 – 70
Bồ câu 37.4 – 37.8 55-65 60 – 70
Chim trĩ 22-23 ngày 37.2 – 37.5 45-60 Ngày 18 50 – 60

Trên đây là thông tin về nhiệt độ và độ ẩm ấp các loại trứng phổ biến. Các thông số trên có thể thay đổi 1 chút tùy thuộc vào 1 số yếu tố ngoại cảnh như tuổi thọ con mái, chế độ ăn, .v.v.

Lưu ý: đối với các loại trứng thủy cầm, đến ngày ấp thứ 10 cần đem ra xịt nước dưới dạng sương để tăng độ ẩm cho trứng.

Tham khảo tại: vcn.mard.gov.vn [Viện chăn nuôi của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn]

Có nên sử dụng lò ấp trứng tự động không?

Để trả lời cho câu hỏi: Có nên sử dụng lò ấp trứng tự động không? Chúng ta hãy trả lời câu hỏi: ấp trứng như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất với chi phí phù hợp nhất? Để biết được câu trả lời cho câu hỏi, chúng ta cùng phân tích về các yếu tố kỹ thuật chính ảnh hưởng tới hiệu quả của việc ấp trứng mà chúng ta có thể hiệu chỉnh được nhé.

Máy, lò ấp trứng tự động

Kiểm soát nhiệt độ lò ấp trứng

Nhiệt độ tốt nhất được khuyến cáo sử dụng trong các lò ấp trứng là 37,6oC cho 18 ngày đầu và 36,7oC cho ngày thứ 19 đến 21 đối với gà (xem bảng chi tiết phía trên). Tất cả cũng còn phụ thuộc vào con giống, tuổi của đàn gà và những yếu tố khác. Trứng mẫn cảm ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ thấp. Thực tế cho thấy gà mái mẹ thường rời ô nhiều lần trong ngày đầu để cho trứng giảm nhiệt (gà ta).

Những thí nghiệm ở Mỹ cho thấy tỷ lệ ấp nở có thể được tăng lên 1 % khi trứng ấp được làm mát ở nhiệt độ trên dưới 26°c trong ngày thứ 2 khoảng 24 giờ. Như vậy thời gian ấp nở sẽ kéo dài khoảng 18 giờ, nhưng quá trình này chỉ thực hiện được trong những lò ấp đơn kỳ. Nhiệt độ trong lò ấp có thể được điều chỉnh bằng hệ thống sưởi và hệ thống ống đồng làm mát.

Nên tránh nhiệt cung cấp toả ngay lên trứng và sử dụng đồng hồ đo loại điện tử cho chính xác. Có thể thay hệ thống sưởi điện bằng hệ thống sưởi bằng hơi nước, vì nhiệt toả ra đều hơn. Các chuyên gia đã chứng minh tỷ lệ ấp tăng lên 1% nếu sử dụng hệ thống sưởi bằng hơi nước này.

Đồng hồ đo nhiệt độ nên gắn với hệ thống báo động để có thể phát hiện kịp thời, khi nhiệt độ quá cao hay quá thấp hoặc có sự cố kỹ thuật khác.

Nếu nhiệt độ trong máy ấp quá thấp trong ngày đầu sẽ gây tác hại nhiều hơn là ở 5 ngày sau.

Nhiệt độ tăng quá cao còn tác hại lớn hơn: nếu nhiệt độ tăng 0,1°C thì thời gian ấp nở sẽ ngắn hơn nhưng gà con sẽ bị mất nước và nhỏ hơn. Nếu nhiệt độ tăng cao hơn thì sẽ làm gà con hở rốn, yếu và tỷ lệ ấp nở rất thấp.

Phôi trứng sẽ bị chết trong vòng 3 giờ nếu để ở nhiệt độ 46,1°C và trong vòng 1 giờ ở nhiệt độ 48,8°C. Nếu nhiệt độ ở máy nở thấp sẽ làm gà chậm nở, gà con chỉ mổ trứng nhưng không nở được, như vậy tỷ lệ chết ở gà con trong những ngày đầu khi đưa về trại sẽ cao.

Kiểm soát độ ẩm lò ấp trứng

Trứng ấp sẽ mất 12-13% khối lượng của nó trong suốt giai đoạn ấp, do sự trao đổi khí và sự bốc hơi. Có thể tính ra khối lượng trung bình mất đi là 0,6% mỗi ngày và phải kiểm tra thường kỳ bằng cách cân trứng để tính toán khối lượng.

Dễ dàng điều chỉnh độ ẩm trong lò ấp trứng (có thể cài đặt để tự động hiệu chỉnh). Kiểm soát và điều chỉnh độ ẩm không phức tạp bằng điều chỉnh nhiệt độ, vì độ ẩm có thể điều hoà được rất nhanh và được thực hiện bằng nhiều cách. Cách đơn giản nhất là phun sương, nhưng lại có bất lợi là khi nước được phun ra thì một số chất khoáng trong nước sẽ theo nước bám vào và lấp các lỗ thông khí của trứng, vì vậy thường chỉ dùng dụng cụ phun sương cho máy nở, vì thời gian trứng trong máy nở chỉ kéo dài có 3 ngày. Giải pháp tốt nhất là cho bốc hơi bằng cách tạo một diện tích bốc hơi lớn. Khi thổi không khí trên diện tích này thì sẽ tạo sự bốc hơi cần thiết. Không nên sử dụng thường xuyên các dụng cụ tạo ẩm, vì tiêu tốn năng lượng và đôi khi không cần độ ẩm cao trong lò ấp.

Độ ẩm trung bình cần thiết trong máy ấp là 53% ở 28,8°C (nếu trứng lớn thì độ ẩm phải cao hơn, khoảng 60%, còn trứng nhỏ thì độ ẩm thấp hơn, khoảng 45%, độ ẩm trong lò khi nở phải tương đương trong lò ấp khi gà bắt đầu mổ vỏ và phải được nâng lên 80% ở 33,3°C trong suốt thời gian từ 8-10 giờ trước khi đem gà con ra khỏi lò. Việc này rất ích lợi, vì không những giúp cho gà con không bị dính vào vỏ trứng, có thể phá vỡ màng vỏ dễ dàng, mà còn tránh làm gà con mau mất nước.

Khi khoảng 25% số gà con nở được, ẩm độ sẽ tự động tăng lên cho đến khi tất cả gà con đều nở và khô lông sau đó mới tắt máy nở.

Kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm, độ thông thoáng máy, lò ấp trứng tự động
Kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm, độ thông thoáng máy, lò ấp trứng tự động

Đảm bảo thông thoáng cho lò ấp trứng

Quá trình thông gió giúp hút O2 và thải khí CO2. Phôi trứng khi phát triển cần một lượng O2 đều đặn và thải CO2 ra ngoài, có thể lập biểu đồ nhu cầu O2 cũng như lượng CO2 thoát ra ngoài.

Không khí cần thiết đưa vào máy ấp tuỳ thuộc lượng CO2 đo được trong máy. Nên đo lượng CO2 thường kỳ (có thể tích hợp dụng cụ đo CO2 tự động).

Dù đã đưa không khí vào máy cũng nên kiểm tra sự thông thoáng thường xuyên. Khí mát được đưa vào buồng máy qua những cánh quạt, đây là một dụng cụ giúp lò ấp thông thoáng cực tốt vì đă làm ẩm không khí để đưa vào và trộn chung với không khí trong lò.

Ưu điểm của một hệ thống tự động là tránh được không khí lạnh trong máy. Thông thoáng là tốt khi tránh được độ ẩm xuống quá thấp, tuy nhiên khi thông thoáng quá mức sẽ làm khí lạnh trong buồng máy tăng.

Lưu thông không khí cho lò ấp trứng

Các cánh quạt trong máy ấp có chức năng làm lưu thông không khí. Cần phải phân biệt lưu thông không khí với thông thoáng, mặc dù cả hai chức năng đều sử dụng các cánh quạt để tiến hành thực hiện.

Lưu thông không khí giúp vận chuyển năng lượng (hơi ấm) đến trứng và cung cấp O2, hút thoát khí CO2 và hơi ẩm ra ngoài. Vì vậy cần có một nguồn không khí cung cấp đều đặn đến từng quả trứng.

Cánh quạt có chức năng điều hoà nhiệt độ, độ ẩm, sự thông thoáng và lưu thông không khí. Cho nên cánh quạt cần được bảo trì cẩn thận, đây cũng như ống dẫn khí cần được kiểm tra thường xuyên.

Đảo trứng tự động trong lò ấp trứng

Đảo trứng tự động trong lò ấp trứng
Đảo trứng tự động trong lò ấp trứng

Thông thường trứng phải được đảo thường xuyên ở góc 90° có nghĩa là nghiêng 45° mỗi chiều, nếu độ đảo nghiêng ở 120° thì kết quả ấp nở sẽ tốt hơn.

Trứng nên đảo ít nhất từ 3-5 lần/ngày, tuy nhiên trong thực tế, trứng được đảo từng giờ trong suốt 18 ngày (1 giờ/lần).

Mục đích đảo trứng là nhằm tránh cho phôi bị dính vào thành trứng và làm tăng sự chuyển hoá của lòng đỏ và lòng trắng trong phôi.

Giải pháp điều khiển giám sát lò ấp trứng từ xa

Giải pháp điều khiển giám sát lò ấp trứng từ xa
Giải pháp điều khiển và giám sát lò ấp trứng từ xa

Mọi thứ được diễn ra một cách tự động và chúng ta hoàn toàn có thể giám sát quá trình của nó mọi lúc, mọi nơi, mọi địa điểm. Quá trình xảy ra được điều khiển bởi hai chế độ là tự động và bằng tay. Quá trình tự động sẽ tự động lấy các dữ kiện để so sánh và thực hiện theo một chu trình đã được lập trình trước đó. Quá trình điều khiển bằng tay là chúng ta có thể can thiệp vào hệ thống để điều khiển theo mong muốn của chúng ta theo từng thời điểm. Các quá trình được vận hành trơn tru, bổ trợ lẫn nhau trong từng thời điểm để đạt được năng suất cao nhất.

  • Thiết bị đạt chuẩn, hoạt động ổn định, chi phí hợp lý
  • Giao diện điều khiển & hiển thị: HMIWebserverPC, Laptop, Mobile
  • Giám sát từ xa thông qua Internet, không mất chi phí hàng tháng, hàng năm để thuê tên miền và máy chủ lưu trữ
  • Giao diện đồ họa 3D phong phú, hỗ trợ đa ngôn ngữ, thiết kế được nhiều khung hiển thị
  • Phần mềm điều khiển, giám sát, quản lý – All-in-one tất cả trong một phần mềm, thân thiện, dễ sử dụng
  • Lập trình điều khiển thiết bị, thiết lập cảnh báo, xuất báo cáo theo dõi theo yêu cầu
  • Xuất cảnh báo qua Email & SMS
  • Tùy chọn nâng cao: SCADA, Cloud Server

Hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được sự tư vấn, cũng như hỗ trợ nhanh chóng và chi tiết nhất về các giải pháp điều khiển và giám sát lò ấp trứng tự động. Xin cảm ơn!

5 1 vote
Article Rating
Nhận thông báo qua Email
Nhận thông báo cho
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x