VPN là gì?
VPN (Virtual Private Network – Mạng Riêng Ảo) là một loại mạng cho phép người dùng thiết lập mạng riêng ảo với một mạng khác trên Internet. VPN có thể được sử dụng để truy cập các trang web bị hạn chế truy cập về mặt vị trí địa lý, bảo vệ hoạt động duyệt web của bạn khỏi “sự tò mò” trên mạng Wifi công cộng bằng cách thiết lập mạng riêng ảo cho bạn.
Về cơ bản, VPN chuyển tiếp tất cả lưu lượng network traffic của bạn tới hệ thống – nơi có thể truy cập từ xa các tài nguyện mạng cục bộ và bypass việc kiểm duyệt Internet (Internet censorship). Hầu hết trên các hệ điều hành đều tích hợp hỗ trợ VPN.
Cách hoạt động của VPN
Khi kết nối máy tính của bạn (hoặc các thiết bị khác như điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng) với VPN, máy tính sẽ hoạt động như thể một kết nối cục bộ như VPN. Tất cả lưu lượng mạng sẽ được gửi thông qua một kết nối an toàn đến VPN.
Và bởi vì máy tính của bạn hoạt động trên hệ thống mạng này, điều này cho phép bạn truy cập nguồn tài nguyên mạng cục bộ ngay cả khi bạn đang ở đầu bên kia của thế giới.
Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng Internet giống như thể bạn đang hiện diện tại vị trí của VPN. Điều này có lợi trong một số trường hợp nếu bạn đang sử dụng Wifi công cộng hoặc muốn truy cập các trang web bị chặn về mặt địa lý.
Nếu duyệt web khi đã kết nối với một VPN, máy tính của bạn sẽ liên hệ với trang web thông qua kết nối VPN đã được mã hóa. VPN chuyển tiếp yêu cầu cho bạn và chuyển lại phản hồi từ trang web thông qua kết nối an toàn. Nếu đang sử dụng VPN tại Hoa Kỳ để truy cập vào Netflix, Netflix sẽ biết kết nối của bạn nằm ở Hoa Kỳ.
Ưu điểm, nhược điểm của VPN
Để xây dựng 1 hệ thống mạng riêng, mạng cá nhân ảo thì dùng VPN là 1 giải pháp không hề tốn kém. Chúng ta có thể tưởng tượng thế này, môi trường Internet là cầu nối, giao tiếp chính để truyền tải dữ liệu, xét về mặt chi phí thì nó hoàn toàn hợp lý so với việc trả tiền để thiết lập 1 đường kết nối riêng với giá thành cao. Bên cạnh đó, việc phải sử dụng hệ thống phần mềm và phần cứng nhằm hỗ trợ cho quá trình xác thực tài khoản cũng không phải là rẻ. Việc so sánh sự tiện lợi mà VPN mang lại cùng với chi phí bỏ ra để bạn tự thiết lập 1 hệ thống như ý muốn, rõ ràng VPN chiếm ưu thế hơn hẳn.
Nhưng bên cạnh đó, có nhược điểm rất dễ nhận thấy như:
VPN không có khả năng quản lý Quality of Service (QoS) qua môi trường Internet, do vậy các gói dữ liệu – Data package vẫn có nguy cơ bị thất lạc, rủi ro. Khả năng quản lý của các đơn vị cung cấp VPN là có hạn, không ai có thể ngờ trước được những gì có thể xảy ra với khách hàng của họ, hay nói ngắn gọn là bị hack đó.
Ứng dụng của VPN
- Truy cập vào mạng doanh nghiệp khi ở xa: VPN thường được sử dụng bởi những người kinh doanh để truy cập vào mạng lưới kinh doanh của họ, bao gồm tất cả tài nguyên trên mạng cục bộ, trong khi đang đi trên đường, đi du lịch,… Các nguồn lực trong mạng nội bộ không cần phải tiếp xúc trực tiếp với Internet, nhờ đó làm tăng tính bảo mật.
- Truy cập mạng gia đình, dù không ở nhà: Bạn có thể thiết lập VPN riêng để truy cập khi không ở nhà. Thao tác này sẽ cho phép truy cập Windows từ xa thông qua Internet, sử dụng tập tin được chia sẻ trong mạng nội bộ, chơi game trên máy tính qua Internet giống như đang ở trong cùng mạng LAN.
- Duyệt web ẩn danh: Nếu đang sử dụng WiFi công cộng, duyệt web trên những trang web không phải https, thì tính an toàn của dữ liệu trao đổi trong mạng sẽ dễ bị lộ. Nếu muốn ẩn hoạt động duyệt web của mình để dữ liệu được bảo mật hơn thì bạn nên kết nối VPN. Mọi thông tin truyền qua mạng lúc này sẽ được mã hóa.
- Truy cập đến những website bị chặn giới hạn địa lý, bỏ qua kiểm duyệt Internet, vượt tường lửa,…
- Tải tập tin: Tải BitTorrent trên VPN sẽ giúp tăng tốc độ tải file. Điều này cũng có ích với các traffic mà ISP của bạn có thể gây trở ngại.
>>> Tìm hiểu thêm: Tổng hợp các chuẩn giao tiếp & giao thức truyền thông công nghiệp