Jiri Sramek là một nhà tích hợp hệ thống, họ cần theo dõi và truyền thông tin dữ liệu chính xác hơn về tốc độ và sức căng của dù lượn cơ giới. Động cơ dù lượn được gắn trong ba lô mà phi công deo. Để theo dõi các dữ liệu liên quan, Jiri Sramek cần một PLC nhỏ gọn, nhẹ và có thể vào vị trí mặc định.

Giám sát thông số dù lượn có gắn động cơ
Giám sát thông số dù lượn có gắn động cơ với Samba 4.3

Họ đã chọn SM43-J-T20, với một PLC tích hợp sẵn HMI; nó cung cấp đầy đủ các chức năng của một PLC và tích hợp sẵn một màn hình cảm ứng 4.3 inch và có sẵn 20 I/O trên bo mạch. Samba được kết nối với máy đo biến dạng, đo độ căng là một trong các tham số của hàm tốc độ. Dữ liệu được hiển thị trên màn hình HMI dưới dạng biểu đồ, đồng thời cũng được ghi vào tệp Excel. Dữ liệu sau đó có thể được xuất sang máy chủ hoặc PC qua USB. Samba đã đảm bảo những yếu tố cần thiết cho ứng dụng này: nhỏ gọn, dễ dàng bỏ vào ba lô trong khi vẫn cung cấp các tính năng đo lường, thu thập, hiển thị theo yêu cầu của Sramek.

Ngoài việc đáp ứng tất cả tính năng, chức năng cần thiết trên, PLC+HMI+I/O Samba được đánh giá rất hiệu quả về chi phí. Phần mềm hỗ trợ tất cả công việc trên một môi trường làm việc: lập trình, cấu hình, thiết kế giao diện HMI. Lập trình dựa trên ngôn ngữ lập trình PLC phổ cập LADDER: đơn giản, dễ học với trình kéo & thả vô cùng dễ dàng; mọi công việc được diễn ra rất trực quan.

Tham khảo:

Samba 4.3″: Bộ lập trình PLC + Màn hình HMI 4.3 inch

Thông tin bổ sung được tham khảo theo Thông tư 06/2018/TT-BVHTTDL đối với tổ chức, cá nhân tổ chức tập luyện, thi đấu, biểu diễn và tập huấn nhân viên chuyên môn đối với môn Dù lượn và môn Diều bay tại Việt Nam.

Giải thích về dù lượn & diều bay

Dù lượn là gì?

Dù lượn là môn thể thao hàng không, có người điều khiển. Dù lượn có hai loại:

  1. Dù lượn không có động cơ (Paragliding): Người điều khiển dù ngồi trong đai ngồi treo dưới cánh dù có hình dạng của cánh bay, điều khiển bay bằng hai dây lái và cất cánh bằng cách sải bước chân chạy;
  2. Dù lượn có động cơ (Paramotor): Người điều khiển dù đeo một động cơ ở sau lưng tạo lực đầy đủ để cất cánh và bay lên bằng cánh dù lượn.

Diều bay là gì?

Diều bay là môn thể thao hàng không, có người điều khiển, sử dụng cánh diều hình tam giác có cấu trúc khung cứng để bay. Diều bay có hai loại:

  1. Diều bay không có động cơ (Hang gliding): Có thể gấp lại để mang vác, cất cánh bằng chân chạy và hạ cánh bằng chân của người điều khiển. Trong khi bay, người điều khiển sử dụng sự dịch chuyển trọng lượng cơ thể của mình để điều khiển diều;
  2. Diều bay có động cơ (Microlight): Được gắn với hệ thống bánh xe hoặc phao nổi để có thể cất cánh, hạ cánh như máy bay trên mặt đất hoặc mặt nước. Động cơ để tạo lực đẩy khi cất cánh, hạ cánh và khi bay được gắn vào hệ thống khung của diều bay.

Yêu cầu về cơ sở vật chất tập luyện, thi đấu và biểu diễn

  1. Có khu vực xuất phát và khu vực đỗ đáp ứng yêu cầu sau đây:
  • Độ cao chênh lệch giữa khu vực xuất phát cao hơn khu vực đỗ ít nhất là 70m;
  • Kích thước khu vực xuất phát
    • Đối với môn Dù lượn ít nhất là: 15 mét chiều ngang và 10 mét chiều dọc;
    • Đối với môn Diều bay ít nhất là: 10 mét chiều ngang và 10 mét chiều dọc.
  • Kích thước khu vực đỗ
    • Đối với môn Dù lượn ít nhất là: 30 mét chiều ngang và 30 mét chiều dọc;
    • Đối với môn Diều bay ít nhất là: 15 mét chiều ngang và 60 mét chiều dọc.
  1. Điều kiện gió phù hợp để cất cánh
  • Đối với Dù lượn cấp độ thấp (cấp độ EN A, EN B) là 0-5,5 m/s;
  • Đối với Dù lượn cấp độ cao, Dù lượn thi đấu là từ 0-8,8 m/s;
  • Đối với Diều bay không có động cơ là từ 6,6-8,8 m/s;
  • Đối với Diều bay có động cơ là từ 0-8,8 m/s.
  1. Có các bảng nội quy, bảng chỉ dẫn được đặt ở những vị trí dễ nhận biết trong khu vực xuất phát và khu vực đỗ với các nội dung sau đây:
  • Bảng nội quy quy định về: Giờ tập luyện, đối tượng được tham gia tập luyện, thi đấu, biểu diễn; đối tượng không được tham gia tập luyện, thi đấu, biểu diễn; trang phục tập luyện, thi đấu, biểu diễn; biện pháp bảo đảm an toàn khi tập luyện, thi đấu và các quy định khác;
  • Bảng chỉ dẫn quy định về: Bản đồ khu vực bay, giới hạn khu vực bay, các quy định về khu vực bay, số điện thoại của người có trách nhiệm quản lý bay, tần số bộ đàm và cách thức liên lạc khi cần thiết.
  1. Kế hoạch an toàn, tìm kiếm và cứu nạn
  • Kế hoạch nêu rõ các biện pháp bảo đảm an toàn, tìm kiếm và cứu nạn trong vùng hoạt động bay thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của cơ sở và phải thường xuyên kiểm tra, cập nhập kế hoạch bay;
  • Người tham gia hoạt động môn Dù lượn và môn Diều bay phải được phổ biến và hướng dẫn kế hoạch để nắm rõ về cách thức liên lạc và trình tự các bước tìm kiếm, cứu nạn.

Yêu cầu về trang thiết bị tập luyện, thi đấu và biểu diễn

  • Dù chính, dù phụ (đối với môn Dù lượn) và diều, dù phụ (đối với môn Diều bay), đai ngồi, hệ thống dây an toàn, bộ đàm, mũ bảo hiểm, giầy, thiết bị đo độ cao, định vị toàn cầu.
  • Phải có phương tiện thông tin, liên lạc đảm bảo yêu cầu liên lạc thông suốt từ bộ phận điều hành đến quản lý bay khu vực, các vùng hoạt động dù lượn và diều bay thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của cơ sở thể thao và các cơ quan quản lý có thẩm quyền.
  • Hình thức Dù lượn và Diều bay phải bảo đảm phù hợp với phong tục tập quán, truyền thống văn hóa dân tộc.

Tần suất bay và mật độ hướng dẫn

  1. Khoảng thời gian cất cánh giữa các lượt bay tối thiểu là 90 giây.
  2. Mật độ hướng dẫn tập luyện
  • Mỗi người hướng dẫn tập luyện hướng dẫn phải bảo đảm:
    • Hướng dẫn không quá 05 người trong 01 giờ học;
    • Bay kèm không quá 01 người/01 lượt bay.
  • Một người tập bay không quá 02 chuyến/01 ban bay.

Tập huấn nhân viên chuyên môn

  1. Tổng cục Thể dục thể thao, Tổ chức xã hội – nghề nghiệp về Dù lượn và Diều bay cấp quốc gia hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức tập huấn chuyên môn cho người hướng dẫn tập luyện, nhân viên cứu hộ môn Dù lượn và môn Diều bay.
  2. Tổng cục Thể dục thể thao có trách nhiệm xây dựng nội dung, chương trình và thời gian tập huấn chuyên môn cho người hướng dẫn tập luyện, nhân viên cứu hộ môn Dù lượn và môn Diều bay trình Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định.
  3. Giấy chứng nhận tập huấn chuyên môn cho người hướng dẫn tập luyện, nhân viên cứu hộ môn Dù lượn và môn Diều bay do cơ quan tổ chức tập huấn cấp. Mẫu giấy chứng nhận được quy định tại Phụ lục 1 và Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 06/2018/TT-BVHTTDL.

Tham khảo thêm về Thông tư 06/2018/TT-BVHTTDL tại: http://vanban.chinhphu.vn/

0 0 votes
Article Rating
Nhận thông báo qua Email
Nhận thông báo cho
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x